Banner

Xem thêm tại: http://nongduocvietnam.com.vn/bac-sy-cay-trong/nhen-gie-612.html#memubacsy330

Tên khoa học: Steneotarsonemus spinki Smiley (Acari:Tarsonemidae)
Tên Việt Nam khác: Nhện gié, nhện rám bẹ, bệnh cạo gió.



1. 1 Triệu chứng, mức độ hại

Trên bẹ lá có vết hại giống vết "cạo gió" hoặc toàn bẹ lá, thân cây có màu nâu đen đậm khi bị hại nặng. Bông lúa bị hại không trỗ, đòng cong queo, vỏ hạt lúa có màu nâu, nâu đen hoặc toàn bộ bông lúa màu nâu đen, thẳng đứng bị hại nặng. Nhện gié làm giảm 5-20% năng suất, bị hại nặng giảm tới 70-90% năng suất.

1.2 Nhận dạng


Trứng màu trắng trong, hình trái xoan, được đẻ rải rác hoặc thành cụm 5-10 trứng.
Nhện non màu trắng đục với 3 đôi chân. Trưởng thành màu trắng đục hơi vàng, rất nhỏ (thân dài 217-274mm).
Có 4 đôi chân, đôi chân thứ tư ở trưởng thành đực phình to thành đôi kìm, còn của con cái tiêu giảm có dạng vuốt dài.

1.3 Sinh vật học

Thời gian vòng đời rất ngắn, kéo dài 4 - 11 ngày. Sức đẻ trứng cao, khoảng 50 trứng/ cái. Có thể sinh sản đơn tính. Sức tăng quần thể cao, tăng gấp đôi số lượng trong vòng 5 ngày. Trưởng thành có thể sống được 15 - 30 ngày.
Ký chủ chính là cây lúa. Ở nước ngoài đã ghi nhận nhện gié sống trên 19 loài thực vật, trong đó có lúa hoang dại và cỏ lồng vực Echinochloa sp.

1.4 Sự phát sinh phát triển

Nhện gié có phân bố ở vùng trồng lúa châu Mỹ (Cuba, Đôminica,…), châu Á (Trung Quốc, Đài Loan,…). Ở Việt Nam, ghi nhận ở Thừa Thiên-Huế, đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long.
Nhện gié phát triển mạnh ở nhiệt độ 28 - 30°C và 96% ẩm độ. Nhện gié có khả năng sống sót ở nhiệt độ 5 - 7oC và 41°C. Lúa ở chân đất trũng bị nhện gié hại nhẹ hơn trên chân vàn cao thiếu nước. Ruộng bón nhiều đạm bị hại nặng hơn ruộng bón ít đạm. Ruộng cấy dày bị hại nặng. Các giống lúa khác nhau có mức độ bị hại khác nhau.
Nhện gié gây hại nặng trên lúa mùa sớm ở miền Bắc và ở miền Nam gây hại quanh năm, nhưng nặng nhất là lúa vụ Hè Thu. Trong vụ lúa, mật độ nhện gié tăng và đạt đỉnh cao vào lúc lúa trỗ - sau trỗ 1 tuần.
Nhện gié truyền lan nhờ hạt giống, gió, nước, côn trùng, chuột, công cụ sản xuất, đặc biệt là lúa chét từ vụ trước. Nhện gié có khả năng lây lan rất mạnh qua vết thương cơ học, sau 10 ngày tạo vết thương nhân tạo, tỷ lệ hại là 100% tại các vết thương.
Thiên địch của nhện gié là các loài nhện nhỏ bắt mồi thuộc bộ ve bét Acarina. Châu Á có hai loài quan trọng là Amblyseius taiwanicus và Lasioseus parberiesei. Ở đồng bằng sông Hồng, nhện nhỏ bắt mồi Lasioseus sp. có vai trò lớn trong hạn chế nhện gié. 

0 nhận xét Blogger 0 Disqus

Đăng nhận xét

 
Nông dược Việt Nam © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top